Vaseline là một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Không chỉ là công dụng dưỡng ẩm như mọi người vẫn biết, nhiều người còn sử dụng vaseline để bôi bỏng. Vậy bị bỏng có nên bôi vaseline không? Những lợi ích, nguy cơ là gì? Bạn cùng Nacurgo tìm hiểu kỹ thông tin này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tác dụng của vaseline cho làn da
Vaseline có thành phần chính là dầu khoáng Petroleum, được tinh chế từ dầu mỏ mang đến nhiều tác dụng. Bôi Vaseline trên da sẽ tạo thành một lớp màng giúp da được bảo vệ, ngăn ngừa thoát hơi nước, dưỡng ẩm hiệu quả. Cụ thể:
- Dưỡng ẩm: Vaseline là sản phẩm nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm, đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý da khô, nứt nẻ và bong tróc. Giữ ẩm giúp da nhanh chóng phục hồi và tái tạo.
- Làm lành vết thương nhỏ: Vaseline giúp làm lành các vết trầy xước và vết thương nhỏ bằng cách tạo một lớp bảo vệ, ngăn vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, giúp vết thương lành nhanh hơn.
- Giảm mẩn ngứa do vảy nến: Với đặc tính làm mềm và dưỡng ẩm, Vaseline có thể giảm mẩn ngứa và kích ứng do vảy nến, là một giải pháp an toàn và hiệu quả.
- Ngừa hăm da ở trẻ nhỏ: Vaseline giúp giảm ma sát giữa da và quần áo, ngăn ngừa và làm dịu tình trạng hăm da, đồng thời bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn và hỗ trợ quá trình lành vết hăm.
Bị bỏng bôi Vaseline được không?
Việc duy trì độ ẩm cho vùng da bỏng là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa khô và nứt nẻ, đồng thời hỗ trợ vết bỏng phục hồi nhanh hơn. Nhiều người tin rằng Vaseline có thể cải thiện vết bỏng nhờ khả năng giữ ẩm tốt. Nhưng liệu điều này có đúng?
Theo các chuyên gia từ Viện Bỏng Quốc gia, Vaseline có thể được sử dụng cho các vết bỏng nhẹ. Với cơ chế dưỡng ẩm, Vaseline giúp làm lành tổn thương, giảm đau rát và châm chích, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ, ngăn vi khuẩn xâm nhập qua vết bỏng. Tuy nhiên, Vaseline chỉ nên dùng cho các vết bỏng nhẹ, nông, hoặc vết bỏng đã lành, nhằm hạn chế sẹo và thúc đẩy quá trình phục hồi. Không nên dùng Vaseline cho vết bỏng mới.
Cách bôi Vaseline lên vết bỏng đúng cách:
- Làm mát vết bỏng: Trước tiên, làm mát vết bỏng bằng nước ở nhiệt độ thường (không phải nước lạnh) trong 15-20 phút.
- Vệ sinh vết bỏng: Dùng nước mát hoặc xà phòng dịu nhẹ để làm sạch vết bỏng. Nếu có tổn thương hở, sử dụng thêm dung dịch sát trùng, sau đó thấm khô bằng khăn sạch.
- Bôi Vaseline: Thoa một lượng nhỏ Vaseline lên vết bỏng và nhẹ nhàng xoa đều. Tránh bôi quá dày để không gây bít tắc.
Trước khi sử dụng vaseline cho vết bỏng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng vết bỏng và đưa ra quyết định có nên sử dụng vaseline bôi lên vết bỏng hay không. Bên cạnh đó hãy quan sát quá trình lành của vết bỏng sau khi bôi Vaseline. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế.
Yếu tố nguy cơ khi dùng vaseline bôi bỏng
Mặc dù Vaseline có thể được sử dụng cho vết bỏng nhẹ, nhưng không phải trường hợp nào cũng phù hợp. Việc sử dụng Vaseline không đúng cách, đặc biệt trên các vết bỏng nặng hoặc mới, có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những rủi ro cần lưu ý:
Bỏng tiến triển nặng khi bôi lên vết bỏng mới
Vaseline là một sản phẩm gốc dầu, có khả năng giữ nhiệt. Nếu bôi ngay sau khi bị bỏng, nhiệt sẽ bị giữ lại dưới lớp Vaseline, ngăn cản việc thoát nhiệt ra ngoài. Điều này có thể khiến nhiệt xâm nhập sâu hơn vào các mô, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy, Vaseline không nên được sử dụng cho vết bỏng mới.
Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
Vaseline không có tính năng kháng khuẩn. Khi sử dụng trên vết bỏng nhỏ, đặc biệt là vết bỏng hở, cần sát khuẩn kỹ trước. Đối với vết bỏng sâu, việc bôi Vaseline có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Điều này có thể làm phức tạp quá trình điều trị và tăng mức độ nguy hiểm.
☛ Tham khảo: Vết bỏng mưng mủ – Cảnh báo nhiễm trùng!
Kéo dài thời gian lành bỏng
Với bỏng nghiêm trọng (độ 2, độ 3), tổn thương không chỉ ở lớp da ngoài mà còn sâu bên trong. Vaseline có thể làm chậm quá trình lành, gây nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục. Đặc biệt, với vết bỏng hở chưa khô miệng, Vaseline giữ ẩm có thể khiến vết bỏng lâu lành hơn. Chỉ nên thoa một lượng nhỏ lên vết bỏng đã lành miệng để hỗ trợ tái tạo da.
Có thể có phản ứng dị ứng
Dù Vaseline khá lành tính, một số người có thể gặp phản ứng dị ứng như sưng, ngứa, hoặc phát ban đỏ tại vết bỏng, dù hiếm. Nếu gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào, hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý kịp thời.
Đánh giá hiệu quả của Vaseline so với kem trị bỏng khác
Trị bỏng với Vaseline
Dù có khả năng giữ ẩm, tạo môi trường ẩm, ngừa mất nước cho da nhưng Vaseline lại không có khả năng kháng khuẩn hay kháng viêm cho vết bỏng. Vaseline mang lại hiệu quả chữa lành vết bỏng trong giai đoạn hồi phục, sau khi da đã lên da nọn. Tuy nhiên, đây không phải sự lựa chọn cho các vết bỏng nặng, sâu, vết bỏng mới vì khả năng giữ nhiệt có thể làm tổn thương lan rộng.
Vaseline cũng gây ra không ít tác dụng phụ không mong muốn nhưng nguy hiểm nhất là làm vết bỏng nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và không có khả năng kháng khuẩn.
Trị bỏng với các kem bôi bỏng khác
Trong khi đó các loại kem trị bỏng khác được thường chứa các thành phần như: silver sulfadiazine, curcumin (từ nghệ), hoặc các hợp chất kháng khuẩn khác không chỉ kháng viêm, kháng khuẩn mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo mô giúp vết bỏng lành nhanh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một số loại kem như Biafine cũng có khả năng làm mát, giảm đau cho vùng da bị bỏng.
Các kem trị bỏng chuyên dụng thường có khả năng chữa lành vết bỏng tốt hơn nhờ thành phần kháng khuẩn và kháng viêm. Những kem này không chỉ bảo vệ vết bỏng mà còn giảm nguy cơ sẹo, và làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng.
Một số loại kem trị bỏng được đánh giá cao và được minh chứng mang lại hiệu quả tốt:
- Silver Sulfadiazine: Là một trong những loại kem trị bỏng phổ biến nhất, được sử dụng để điều trị các vết bỏng từ nhẹ đến nặng. Kem này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết bỏng.(theo một nghiên cứu đăng trên Burns 2007)
- Biafine: là một loại kem trị bỏng có nguồn gốc từ Pháp, thường được sử dụng để điều trị các vết bỏng nhẹ đến trung bình. Nó có tác dụng làm dịu da, giảm đau, và thúc đẩy tái tạo mô.
- Mafenide acetate: là một loại kem kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị các vết bỏng sâu và nặng. Nó có khả năng xuyên qua mô hoại tử và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
- Neosporin: là loại kem kháng sinh đa dụng, thường được sử dụng để điều trị các vết thương nhỏ và vết bỏng nhẹ. Nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Dermatix là một loại gel thường được sử dụng để điều trị sẹo sau bỏng. Nó được biết đến với công dụng hỗ trợ làm phẳng, mềm và mờ sẹo, đồng thời giảm ngứa và đau.
☛ Tham khảo thêm: [UPDATE] Top 10 thuốc trị bỏng hiệu quả!
Chăm sóc vết bỏng đúng hướng tại nhà
Chăm sóc đúng cách là chìa khóa giúp vết bỏng lành nhanh và giảm nguy cơ biến chứng, so với chỉ sử dụng Vaseline. Với vết bỏng nặng, sâu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Đối với vết bỏng cấp độ 1 và 2, khi tổn thương chỉ nằm ở lớp da ngoài, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo các bước sau để đạt hiệu quả tối ưu:
Vệ sinh vết bỏng hàng ngày
Quá trình sinh hoạt hàng ngày khiến cho vết bỏng rất dễ tiếp xúc với bụi bẩn và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, nhất là những vết bỏng có tổn thương hở. Mặt khác, tại khu vực tổn thương, dịch cùng tế bào mô chết có thể được tạo ra do tiến trình lành lại của vết bỏng. Do đó, bạn cần làm sạch vết bỏng hàng ngày.
Nếu vết bỏng nhẹ, không có tổn thương hở, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý làm sạch bề mặt sau đó bôi kem dưỡng ẩm, làm dịu lên vết bỏng. Trong trường hợp có tổn thương hở, bạn cần lựa chọn một dung dịch sát trùng chuyên dụng để hỗ trợ xử lý vấn đề này. Dung dịch rửa, sát khuẩn chai xanh là một sản phẩm lý tưởng để sát khuẩn an toàn với hiệu quả là tối đa.
Đây là một trong số ít những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngừa khuẩn, sạch nhày, an toàn mát dịu và khử mùi. Dung dịch Nacurgo xanh có công dụng sát khuẩn mạnh mẽ, nhưng vẫn an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến tế bào, là dung dịch sát khuẩn lý tưởng cho vết bỏng hở tái tạo da và lành lại nhanh chóng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bôi thuốc theo chỉ dẫn
Sau bước sát khuẩn, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt một số chủng vi khuẩn và ngăn chúng xâm nhập vào da tổn thương. Nếu thuốc sử dụng bôi là thuốc mỡ bạn nên bôi một lớp mỏng thay vì quá dày gây bí bách, khiến vết bỏng lâu lành hơn
Bảo vệ vết bỏng với xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Màng sinh học Nacurgo không chỉ hữu ích trong sơ cứu ban đầu mà còn có hiệu quả trong việc chăm sóc điều trị vết bỏng. Lớp màng sinh học Polyesteramide màu vàng hình thành sau vài phút được ví như một màng da nhân tạo có tác dụng 2 chiều: Một mặt bảo vệ vết bỏng, ngăn vi khuẩn và nước xâm nhập từ bên ngoài, mặt khác thúc đẩy tái tạo mao mạch và tế bào từ bên trong. Nhờ đó các vêt bỏng được tái tạo đặc biệt nhanh lành hơn từ 3 đến 5 lần.
☛ Tham khảo sản phẩm: Dung dịch Nacurgo xịt tạo màng sinh học,
Để sử dụng, bạn xịt trực tiếp lên vết bỏng hoặc dùng tăm bông thấm dung dịch rồi lau nhẹ nhàng. Sau 3 đến 5 tiếng xịt, bôi thêm một lớp để có thêm lớp bảo vệ mới.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Theo dõi vết bỏng
Theo dõi tiến trình lành lại của vết bỏng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh biến chứng, nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng.
Chú ý ăn uống và vận động
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bỏng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương đồng thời hạn chế sẹo hình thành. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bỏng.
- Bổ sung thức ăn giàu calo và protein
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như vitamin C, E, kẽm, sắt…
- Kiêng một số thực phẩm có nguy cơ hình thành sẹo như rau muống, thịt bò, đồ nếp, thịt gà, một số loại hải sản
- Chú ý vận động nhẹ nhàng để hạn chế hình thành sẹo co rút đặc biệt là vết bỏng ở vùng chân, các khớp…
☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng ăn gì kiêng gì?
Từ những thông tin nacurgo.vn gửi đến, mong rằng bạn đã có thêm kiến thức để biết khi nào sử dụng vaseline bôi vết bỏng, khi nào không nên bôi, yếu tố nguy cơ trong quá trình sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6626 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn giải đáp!