Lo lắng vết bỏng sẽ để lại sẹo nên nhiều người bệnh kiêng ăn những thực phẩm được cho là không phù hợp. Thịt gà loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại rơi vào “lằn ranh giới” giữa hai luồng ý kiến là nên ăn và không nên. Vậy khi bị bỏng ăn thịt gà có sao không? Nội dung này sẽ được Nacurgo.vn lý giải chi tiết trong bài viết dưới đây.
☛ Bạn có thể muốn đọc trước thông tin sau: “Tổng quan về bỏng”
Mục lục
- Trước tiên, thành phần dinh dưỡng trong thịt gà là gì?
- Tiếp theo, nhu cầu dinh dưỡng cần cho người bị bỏng!
- Quá trình hình thành vết sẹo ở bệnh nhân bị bỏng
- Người bị bỏng ăn thịt gà có sao không?
- Ngoài thịt gà, người bệnh cần lưu ý khi ăn những thực phẩm nào?
- Trị bỏng mau lành hơn từ xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Trước tiên, thành phần dinh dưỡng trong thịt gà là gì?
Thịt gà là thực phẩm được ưa chuộng bởi có thể chế biến theo nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng đa dạng đã giúp thịt gà trở thành thực phẩm thiết yếu trên mâm cơm của người Việt. Một con gà có thể chia thành nhiều phần thịt đem lại giá trị dinh dưỡng khác nhau.
- Thịt ức gà: Đặc trưng của phần thịt này là giàu protein, giàu năng lượng và ít chất béo. Cứ mỗi 100g thịt ức gà có thể cung cấp cho cơ thể: 165 calo, 31g protein và 3,6g chất béo. Điều này cho thấy, năng lượng được cung cấp từ thịt gà chủ yếu đến từ protein và chỉ phần ít đến từ chất béo.
- Thịt đùi gà: Phần thịt này được nhiều người ưa chuộng hơn bởi mềm và không bị khô. Các phân tích cho thấy, 100g thịt đùi gà có thể đem đến 209 calo, 26g protein và 10,9g chất béo.
- Thịt cánh gà: Đây phần thịt được rất nhiều người ưa chuộng bởi không quá béo và cũng không quá nạc. Giá trị dinh dưỡng đo được trong 100g cánh gà gồm có: 203 calo, 30,5g protein và 8,1g chất béo.
- Thịt má đùi gà: Giá trị dinh dưỡng thu được trong 100g thịt má đùi gà là: 172 calo, 28,3g protein và 5,7g chất béo.
Ngoài ra, trong thịt gà nói chung còn chứa một số vitamin và chất khoáng như: Vitamin A, vitamin B12, Vitamin D, vitamin B6, sắt, canxi, magie,…
Tiếp theo, nhu cầu dinh dưỡng cần cho người bị bỏng!
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân bị bỏng có mức chuyển hóa cao hơn bình thường. Vì vậy, nhu cầu về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng cũng vì thế mà tăng theo. Người bệnh bị bỏng càng nặng thì mức chuyển hóa và nhu cầu dinh dưỡng càng cao. Cá biệt có những trường hợp, tỷ lệ chuyển hóa có thể tăng lên 200% so với bình thường.
- Nhu cầu về năng lượng: Theo chuyên gia Curreri P.W, mức năng lượng cần thiết (Kcal/ ngày) cho một bệnh nhân bị bỏng là: cân nặng (kg) x 25+ % diện tích bỏng x 40. Ở bệnh nhân bỏng nặng, mức năng lượng cần thiết có thể lên đến 3000 – 6000 Kcal/ ngày
- Nhu cầu về protein: Sau bỏng, cơ thể người bệnh bắt đầu tăng tổng hợp collagen, tăng sản xuất bạch cầu và kháng thể để phục hồi. Quá trình này đòi hỏi người bệnh cần được bổ sung protein nhiều hơn mức bình thường. Nhiều tác giả đồng ý tăng mức protein trung bình mỗi ngày cần thiết cho một người bị bỏng là 3g/ kg/ ngày. Trong đó tỷ lệ năng lượng cung cấp cho cơ thể từ protein chiếm từ 20 – 25% trên tổng mức năng lượng của khẩu phần ăn. Ngoài ra, người bệnh nên được bổ sung thêm một số loại acid amin đặc biệt như: Glutamine (giúp ức chế thoái hóa cơ và tăng miễn dịch) và Arginine (tăng miễn dịch, tăng liền sẹo và cân bằng nitơ).
- Nhu cầu về lipid: Bệnh nhân bị bỏng nên được bổ sung một lượng chất béo tương đương với 25 – 30% mức năng lượng của khẩu phần ăn.
- Nhu cầu về Glucid: Glucid vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Vậy nên, người bệnh cần bổ sung lượng glucid tương đương với 50 – 55% mức năng lượng của khẩu phần ăn.
- Nhu cầu về vitamin: Vitamin rất cần thiết cho bệnh nhân sau bỏng. Các xét nghiệm máu cho thấy, sau khi bị bỏng, hàm lượng vitamin trong cơ thể người bệnh bị giảm sút, đặc biệt là vitamin C. Vì vậy, người bệnh cần được bổ sung một lượng khoảng 1g vitamin C/ m2 diện tích cơ thể/ ngày hoặc 500mg vitamin C và 10.000 đơn vị vitamin A cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được bổ sung các vitamin khác như: Vitamin A, D, B1, B3, B6, B12.
- Nhu cầu về chất khoáng: Ngoài các chất khoáng cần thiết như bình thường, bệnh nhân bị bỏng cần tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể. Đây là chất khoáng tham gia trực tiếp vào quá trình miễn dịch, thúc đẩy tổn thương nhanh lành và tăng hấp thu cho cơ thể rất tốt.
Từ những nội dung trên có thể thấy, các thành phần dưỡng chất trong thịt gà rất phù hợp với nhu cầu năng lượng của bệnh nhân bị bỏng trong giai đoạn hồi phục. Vậy, vì sao vẫn có rất nhiều người băn khoăn về vấn đề “bị bỏng ăn thịt gà có sao không?”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung kế tiếp.
Quá trình hình thành vết sẹo ở bệnh nhân bị bỏng
Sau khi điều trị, các vết bỏng bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Trải qua 3 quá trình; sưng viêm, tăng sinh và tái tạo, các vết thương do bỏng lành lại và có thể để lại sẹo. Một số loại sẹo thường thấy ở bệnh nhân bỏng như:
- Sẹo lồi: Là loại sẹo xuất hiện do sự tăng sinh quá mức collagen. Sẹo lồi có thể gây đau, ngứa và căng cứng tại chỗ. Ngoài ra, các vết sẹo lồi có thể lớn dần gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti.
- Sẹo phì: Loại sẹo này có hình dạng tương đối giống với sẹo lồi. Tuy nhiên, sẹo phì đại không lan rộng mà phát triển lồi lên khỏi bề mặt da.
- Sẹo co rút: Khiến da bị co lại gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Trường hợp sẹo ăn sâu vào tổ chức cơ thể có thể ảnh hưởng tới cơ và hệ thống dây thần kinh.
- Sẹo lõm: Thường hình thành do các mô mỡ bị mất khiến vùng da xung quanh bị lõm xuống so với bề mặt xung quanh.
Theo các bác sĩ, hình dáng vết sẹo phụ thuộc chủ yếu vào mức độ của vết bỏng. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình này.
Người bị bỏng ăn thịt gà có sao không?
Khi so sánh bảng thành phần dinh dưỡng của thịt gà với nhu cầu dinh dưỡng và quá trình lành sẹo của người bị bỏng, các bác sĩ không nhận ra điều gì bất thường. Vì vậy, về lý thuyết, bệnh nhân bị bỏng hoàn toàn có thể ăn thịt gà như các loại thực phẩm khác.
Tuy nhiên, theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính nóng nên sẽ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết bỏng. Quá trình này có thể khiến cấu trúc da bị tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc ăn thịt gà có thể gây ngứa ngáy tại vết thương và làm bệnh nhân khó chịu.
Kết hợp toàn bộ những thông tin trên, ta có thể đưa ra lý giải về vấn đề “bị bỏng ăn thịt gà có sao không” như sau. Bệnh nhân bị bỏng có thể ăn thịt gà. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều và cần tránh ăn thịt gà vào thời điểm vết thương kéo da non, bắt đầu lành lại. Đặc biệt, không nên kết hợp đồng thời thịt gà với đồ nếp vì có thể làm tăng phản ứng viêm tại vết bỏng. Điều này không tốt cho quá trình phục hồi ở người bệnh.
Ngoài thịt gà, người bệnh cần lưu ý khi ăn những thực phẩm nào?
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần lưu ý khi sử dụng:
- Thực phẩm cay nóng: Nhiều quan điểm cho rằng, những thực phẩm này có thể thúc đẩy phản ứng viêm tại vết thương, gây mưng mủ và khiến vết thương lâu lành hơn. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ tại thời điểm này.
- Đồ nếp: Bao gồm các món như: xôi, bánh chưng, bánh rán, chè,…Nhiều người cho biết, vết bỏng của họ đau và mưng mủ sau khi ăn thực phẩm này. Điều này có thể xuất phát từ yếu tố cơ địa. Dù sao thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm nhóm này nhé.
- Rau muống: Một thông tin khoa học là hàm lượng vitamin A trong rau muống cao hơn các thực phẩm bình thường. Vì vậy, khi ăn quá nhiều rau muống vào giai đoạn lên da non, cơ thể có thể tăng sinh quá mức collagen và gây ra các vết sẹo lồi. Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều gặp phải tình trạng này.
- Các loại hải sản: Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu, tăng viêm nhiễm và hình thành sẹo. Vậy nên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều hải sản khi vết thương đang phục hồi.
- Thịt bò: Là thực phẩm giàu sắt và protein. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ăn nhiều thịt bò trong giai đoạn này sẽ dễ bị sẹo thâm. Vì vậy, bạn hãy chú ý để điều chỉnh lượng thịt bò phù hợp trong khẩu phần ăn của mình.
- Trứng gà: Tương tự như hải sản, trứng gà cũng dễ khiến cơ thể bị dị ứng gây ngứa ngáy vết thương. Ngoài ra, người ta còn cho rằng ăn trứng trong giai đoạn này sẽ khiến vết thương sáng hơn bình thường gây ra các vết loang lổ xấu xí trên da của bạn.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: “Dinh dưỡng dành cho người bị bỏng”
Trị bỏng mau lành hơn từ xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Ăn đúng thực phẩm phù hợp giúp vết bỏng nhanh hơn. Ngoài ra cũng cần chú ý đến phương pháp chăm sóc đúng cách để tốc độ lành lại là nhanh nhất. Một phương pháp mới, mang lại hiệu quả cao hiện nay là sử dụng xịt tạo màng sinh học Nacurgo. Đây là phương pháp băng vết thương hở, vết bỏng tổn thương bằng màng sinh học Polyesteramide. So với băng gạc thông thường, lớp màng này có nhiều ưu điểm hơn. Không gây dính vào vết bỏng, không gây đau rát mỗi lần thay băng và còn tạo môi trường lành tính để vết bỏng lành lại nhanh hơn và không để lại sẹo
Thành tựu băng vết bỏng hiện đã có mặt tại Việt Nam, ứng dụng thành công trong sản phẩm xịt tạo màng sinh học Nacurgo.Tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin giúp quá trình tái tạo các tế bào, mô mới nhanh hơn. Tinh chất trà xanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp hạn chế nhiễm trùng và giảm biến chứng khi vết bỏng lành lại.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “BẤM VÀO DÂY
Lời kết
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bỏng trong giai đoạn hồi phục. Hy vọng lý giải của chúng tôi đã giúp bạn tìm được đáp án cho vấn đề “bị bỏng ăn thịt gà có sao không”. Để biết chắc chắn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình, bạn nên liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn. Ngoài ra, nếu vẫn còn thắc mắc, hãy để lại thông tin cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn màu lành bệnh!
Nguồn tham khảo
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dinh-duong/dinh-duong-cho-benh-nhan-bong/1154/
https://vov.vn/suc-khoe/bi-bong-kieng-an-gi-de-tranh-bi-seo-622892.vov